Chất liệu may áo thun là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể nhận biết được tiêu chuẩn của một chiếc áo chất lượng. Đặc biệt, không phải khách hàng nào cũng có thể nắm rõ những tính chất cũng như ưu và nhược điểm của từng loại chất liệu. Vậy bài viết hôm nay Gilio Uniform sẽ giúp khách hàng tìm hiểu về đặc điểm của các loại vải may áo thun để có lựa chọn phù hợp nhất.
>>>>> Xem thêm: Cách chọn màu sắc cho áo thun đồng phục may sẵn phù hợp với thương hiệu
1. Tiêu chí chọn chất liệu vải may áo phông
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất liệu may áo thun. Tuy nhiên để chọn được chất liệu vải phù hợp khách hàng cần quan tâm đến những tiêu chí mà Gilio chia sẻ dưới đây:
1.1 Sự co giãn vải thun
Để chọn được chất vải may áo thun phù hợp và mang đến sự thoải mái cho người mặc. Khách hàng cần quan tâm đến độ co giãn của vải. Thường độ co giãn được chia thành 2 loại: thun co giãn 2 chiều và thun co giãn 4 chiều.
- Vải thun co giãn 2 chiều: Đối với loại vải này chỉ có khả năng co giãn theo chiều dọc và chiều ngang. Hầu hết loại này co giãn theo chiều ngang là phổ biến.
- Vải thun co giãn 4 chiều: Khi khách hàng dùng lực tác động lên vải lại này có thể co giãn được cả 4 chiều. Chúng có độ giãn cực tốt, tạo cảm giác năng động và thoải mái trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, loại vải này thường có giá thành cao hơn vải thun co giãn 2 chiều.
1.2 Tỉ lệ thành phần trong chất liệu vải áo thun
Tỷ lệ thành phần trong vải thường được ký hiệu như 100% cotton, 35/65 hay 65/35… Có nghĩa là trong dệt vải tỷ lệ vải cotton trong vải chiếm bao nhiêu %. Tỷ lệ cotton càng cao thì vải càng tốt, càng chất lượng và giá thành cũng cao hơn. Tùy vào nhu cầu mà khách hàng lựa chọn loại vải có tỷ lệ cotton cao hay thấp.
1.3 Kiểu dệt và sợi vải
Để có được vẻ ngoài ưng ý cho chiếc áo thun, khách hàng cần quan tâm đến kiểu dệt vải: mắt xéo hay vuông, mắt to hay nhỏ, bề mặt vải trơn láng, mềm mịn hay có hoa văn. Thường mọi người sẽ chọn kiểu dệt single đơn giản với áo thun để dễ dàng in logo và hình ảnh.
2. Các chất liệu may áo thun phổ biến nhất hiện nay
Áo thun được may từ nhiều chất liệu vải khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Cùng Gilio điểm qua các loại vải thun sau đây nhé!
2.1 Áo thun chất liệu cotton
Nhắc đến chất liệu phổ biến khi sử dụng khi may áo phông hiện nay không thể bỏ qua vải cotton. Đây là chất liệu may áo thun cao cấp được tạo nên từ các sợi bông tự nhiên.
- Ưu điểm:
- Chất liệu may áo thun này có đặc tính thoáng mát, khả năng thấm hút tốt, dễ lên màu và khả năng chống mốc cực tốt. Vải cotton có thể thoải mái giặt, sử dụng các chất tẩy bởi độ bền của vải này rất tốt.
- Khả năng phân hủy sinh học an toàn. Bởi vậy, vải cotton có thể bi hỏng theo thời gian.
- Loại vải tốt nhất để lựa chọn may áo thun.
- Nhược điểm:
- Tuy nhiên vải cotton cũng có những hạn chế, đối với vải cứng chỉ phù hợp làm trang phục cho nam và giá thành nhập vải cũng khá cao.
- Có thể bị co rút khi giặt quá nhiều lần.
- Dễ bị hao mòn nhanh hơn các loại vải khác.
2.2 Vải PE (polyester) – Chất liệu may áo thun
Vải polyester hay còn gọi là PE một trong những chất liệu may áo thun phổ biến hiện nay. Vải là sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dàu mỏ, không khí và than đá tạo thành. Sợi PE được chia thành 4 loại chính gồm: sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament. Vải này không chỉ được dùng may áo thun mà còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác.
- Ưu điểm:
- Khả năng chống thấm nước, chống cháy tốt và độ bền cao. Thường dùng may bạt, lều cắm trại.
- Chống nhăn khá hiệu quả.
- Loại vải PE có giá thành hợp lý, nhanh khô khi giặt.
- Giữ được hình in rất tốt.
- Nhược điểm:
- Được thiết kế từ chất liệu vải rất nóng, hầm, gây khó chịu cho người mặc. Khi cầm sẽ có cảm giác nặng nên giặt rất khó khăn.
- Khó phân hủy sinh học an toàn.
- Quá trình sản xuất vải PE cần sử dụng khá nhiều hóa chất.
2.3 Vải bamboo
Vải Bamboo hay còn gọi là vải tre là loại vải đang dần được sử dụng phổ biến trong may mặc. Vải tre có nguồn gốc từ sợi rayon được tổng hợp từ tre nên rất an toàn và thân thiện với người sử dụng.
- Ưu điểm:
- Bề mặt vải khá bóng mượt, mềm mịn như bông.
- Khả năng thấm hút tốt. Khi phơi cũng rất nhanh khô.
- Kháng khuẩn, chống tia cực tím vô cùng tốt.
- Nhược điểm:
- Giá thành của chất liệu may áo thun này khá cao so với các loại vải khác.
2.4 Chất liệu thun poly là gì?
Vải thun poly được tạo thành từ sợi polyester , loại sợi tổng hợp có thành phần chủ yếu là các hợp chất trong nhóm chức este. Thường sợi poly được tổng hợp từ ethylene, một thành phần chính được lấy từ dầu mỏ. Sợi poly có cấu trúc chặt chẽ và không co giãn tự nhiên.
- Ưu điểm:
- Khả năng chống nước rất tốt thích hợp may áo khoác, túi ngủ, lều trại… Tuy nhiên nếu tiếp xúc lây với nước vvấnex bị thấm.
- Vải có độ bền cao. Dễ dàng nhuộm hay in màu nên không lo phai theo thời gian.
- Khả năng chống nhăn tốt giúp người mặc yên tâm sử dụng trong thời gian dài không lo ảnh hưởng đến chất lượng vải.
- Giá thành tương đối rẻ so với những loại vải thun khác.
- Nhược điểm:
- Gây nóng bức, bí bách khi mặc lâu.
2.5 Vải Modal
Đây là chất liệu may áo thun làm bằng tơ sợi nhân tạo với thành phần chính từ gỗ của cây sồi. Nguyên liệu của loại cây này chống côn trùng, sâu bọ tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn và an toàn cho con người. Vì thế, chất liệu này được ứng dụng khá nhiều vào thời trang.
- Ưu điểm:
- Thành phần từ gỗ tự nhiên nên vải modal có thể phân hủy sau quá trình sử dụng. Thân thiện với môi trường và con người.
- Chất vải mềm mịn và khả năng lên màu tốt hơn vải polyester và cotton.
- Có độ dai và bền của sợi tổng hợp, tốt hơn sợi cotton nguyên chất và polyester. Vì thế sẽ giảm hiện tượng đứt đầu sợi trong quá trình gia công.
- Khả năng thấm hút cao hơn sợi bông 50%, vì vậy loại này có thể giữ thông thoáng. Hiện chất liệu này được ssửdujng để sản xuất các sản phẩm áo quần chăm sóc sức khỏe và ôm sát cơ thể.
- Kích thước và độ ẩn về hình dạng tốt, vải có khả năng chống nhăn tự nhiên mang đến cảm giác tự tin và thoải mái cho người mặc.
- Nhược điểm:
- Có thể ảnh hưởng đến kiểu dáng và hình thức của trang phục.
- Xuất hiện tình trạng bông xù theo thời gian sử dụng lâu.
- Chi phí dệt loại vải này khá đắt, do đó chi phí sản phẩm sẽ rất cao.
2.6 Vải Lycra
Đây là loại vải có chứa thành phần từ poly hoặc cotton, chúng được pha cùng sợi spandex. Vì thế, chúng có thể được sử dụng trở thành các loại chất liệu vải may áo thun bởi khả năng co giãn, ôm sát cơ thể.
- Ưu điểm:
- Vải lycra có độ co giãn cữ tốt, khá mềm, ôm sát toàn bộ cơ thể người mặc.
- Có độ bền cao và không nhăn
- Vải thun lycra có độ ca giãn, giữ nhiệt tốt. Vì vậy. chúng được làm thành các bộ quần áo giữ ấm, áo khoác, áo giữ nhiệt hay trang phục thời trang…
- Nhược điểm:
- Khả năng thấm hút khá kém, dễ tạo sự bí nóng cho người mặc.
- Thường sẽ được pha chung với các chất liệu khác để hạn chế gây nóng khi mặc.
- Vải rất nhanh hỏng khi tiếp xúc với chất giặt tẩy mạnh, nhất là các dòng có độ PH cao.
2.7 Vải Rayon – Chất liệu may áo thun
Rayon là một trong các chất liệu vải may áo thun. Vải là loại sợi bán tổng hợp được làm từ chất liệu Cellulose của gỗ cùng với các sản phẩm nông nghiệp được tái sinh dưới dạng sợi Cellulose. Vải này có đặc điểm giống với vải len, lụa, cotton trở thành dòng vải được sử dụng tạo ra những chiếc áo thun.
- Ưu điểm:
- Vải rayon khá mềm mịn, bóng mượt, sờ vào có cảm giác giống như vải lụa.
- Khả năng thấm hút tốt, khi mặc tạo sự thoáng khí.
- Dễ dàng nhuộm màu, giúp tạo ra các loại vải có màu sắc sống động và đẹp.
- Giá thành hợp lý và có thể pha cùng các loại vải khác để giảm giá thành.
- Nhược điểm:
- Độ đàn hồi của vải rất thấp.
- Độ bền không cao, dễ bị nhăn khi giặt.
- Khả năng chịu nhiệt kém, vì thế khách hàng không nên ủi trực tiếp ở nhiệt độ cao.
2.8 Vải Microfiber
Một trong những chất liệu may áo thun phổ biến hiện nay là vải microfiber. Loại vải tổng hợp từ nguyên liệu chính là PE và nylon. Chúng có độ dày mảnh, khoảng 1/5 sợi tóc con người.
- Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, độ bền rất cao.
- Bề mặt vải rất mềm mịn.
- Nhược điểm:
- Khả năng thấm hút kém.
- Tạo cảm giác nóng bức khi mặc.
2.9 Vải TC – Chất liệu vải may áo thun
Đây là loại vải tổng hợp được làm từ 2 thành phần đó là polyester và cotton. Vải TC thường được pha với tỷ lệ 65% sợi polyester và 35% sợi cotton. Đây cũng là một trong những loại vải áo thun phổ biến hiện nay trên thị trường.
- Ưu điểm:
- Sản phẩm có khả năng thấm hút tốt và được đánh giá cao.
- Là vải dệt kim và chất vải khá mềm, độ co giãn tốt.
- Mức giá không quá cao, hợp lý với các nhà sản xuất và được khách hàng yêu thích lựa chọn.
- Độ bền cao, giữ form áo tốt như ban đầu.
- Ít bị nổ vải, xù lông sau thời gian sử dụng.
- Khả năng giữ màu bền lâu trong quá trình sử dụng.
- Nhược điểm:
- Khả năng thấm hút và độ thoáng bị hạn chế do thành phần cotton không cao.
2.10 Vải CVC
Đây là chất liệu may áo thun khá phổ biến. CVC được dệt từ 2 nguyên liệu chính là sợi PE nhân tạo và sợi bông cotton tự nhiên. Chiếm nhiều hơn 50% tỉ lệ, đa phần sợi bông chiếm đến 60% hoặc 65% trong vải CVC.
- Ưu điểm:
- Phần trăm sợi bông chiếm nhiều hơn so với các loại vải tổng hợp khác.
- Chúng mịn màng, mềm mại như bông, độ co giãn tốt.
- Chất vải thấm hút tốt, tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người mặc.
- Vải giữ được form dáng lâu, độ bền tốt.
- Chống nhăng khi giặt.
- Khá năng chống mốc, kháng khuẩn và bụi bẩn.
- Rất dễ dệt với các thành phần khác, đa dạng các hao văn phong phú.
- Nhược điểm:
- Giá thành cao, không mát bằng vải cotton 100%.
- Vải dễ xù bông sau thời gian dài sử dụng.
- Co giãn quá mức nên khi sử dụng lâu sẽ có hiện tượng chảy xệ.
- Khi giặt lâu khô.
- Vải có thể bị nổ thành những lỗ nhỏ trên bề mặt áo.
3. Loại chất liệu vải áo thun nào tốt nhất?
Thật nhiều chất liệu may áo thun mà khách hàng có thể lựa chọn. Tuy nhiên, loại vải tốt nhất mà khách hàng có thể chọn may áo thun vẫn là cotton. Một loại vải mềm mịn, tự nhiên, thoải mái, bền và mát mẻ trong thời tiết nóng. Thậm chí loại vải này có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ người già, trẻ nhỏ đến người có làn da nhạy cảm.
Bên cạnh đó, một gợi ý sáng giá khác mà khách hàng cũng có thể tham khảo về chất liệu may áo thun tốt chính là vải polyester. Chúng giữ form tốt và chịu được chuyển động liên tục. Rất hoàn hảo khi khách hàng sử dụng trong các hoạt động ngoài trời.
Trên đây Gilio vừa giới thiệu đến khách hàng các chất liệu may áo thun phổ biến và những lưu ý khi lựa chọn. Để được tư vấn chi tiết đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!
>>>> XEM NGAY: Đặt Áo Thun Theo Yêu Cầu, In Họa Tiết Sắc Nét Chỉ Từ 10 Áo