Vải may đồng phục trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú. Với 5 năm kinh nghiệm, Gilio thấu hiểu và luôn lựa chọn những chất liệu phù hợp với mọi môi trường sử dụng đồng phục. Cùng Gilio – Đồng phục Đà Nẵng tìm hiểu ưu và nhược điểm các các chất liệu vải may đồng phục.
1. Các loại vải may đồng phục áo thun
Áo thun đồng phục là mẫu áo được nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn bởi tính tiện lợi và năng động của nó. Vì thế, vải may đồng phục để may áo thun đồng phục này cũng rất đa dạng:
1.1 Chất liệu thun Tici 65/35
Vải thun Tici 65/35 còn có tên gọi khác là vải thun cotton 35/65. Trong chất liệu vải may đồng phục này có tới 35% cotton và 65% là sợi pha. Với thành phần cấu tạo từ cotton, chiếc áo thun đồng phục được may ra sẽ mềm mại, độ thoáng khí cao nên thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, vải thun Tici đa dạng về màu sắc phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy, nhược điểm của chất vải này cũng đến từ chính màu sắc. Nếu dùng trong thời gian dài, không tránh khỏi sự bạc màu. Kèm theo đó độ kháng khuẩn không cao nên nấm mốc dễ phát triển ở loại vải này nếu không bảo quản kĩ càng.
Có thể thấy ở bảng 1 so sánh vải, chỉ có 3% sợi tổng hợp của vải thun cotton 100%. Còn ở vải thun cotton Tici có đến hơn 50% được dệt từ loại sợi tổng hợp, dẫn dến sự đối lập rõ ràng. Các loại sợi tổng hợp này có dáng form đứng và giúp giữ hình dạng của sản phẩm sau mỗi lần giặt tốt hơn là vải may đồng phục thun cotton 100% với form rũ nhẹ.
1.2 Vải thun cotton 100%
Đúng với tên gọi của nó, thun cotton 100% được dệt hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên của cây bông. Vì thế, chất liệu này thân thiện với mọi loại da kể cả người dễ bị kích ứng. Vào mùa hè, áo đồng phục may từ vải thun cotton 100% này là sự lựa chọn hoàn hảo. Với khả năng thấm hút mồ hôi với lỗ thoáng khí tốt, giúp người mặc thoải mái hoạt động, mát mẻ. Mặt khác, mặc áo thun đồng phục may từ chất liệu này giúp người mang hạn chế việc tỏa nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài. Bởi những sợi bông này được dệt với nhau sẽ tạo nên bề mặt vải có những khoảng hở vô cùng nhỏ, giúp giữ ấm cơ thể và giữ nhiệt trong mình.
Mặc dù được làm từ chất liệu tự nhiên, loại vải may đồng phục này vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm. Với 100% cotton, đảm bảo cho chiếc áo thun đồng phục có độ co giãn cao. Những điều đó khiến cho giá thành của chất liệu vải này cao hơn tất cả. Sợi bông muốn dệt ra được phải nhờ vào công nghệ tân tiến cùng tay nghề tỉ mỉ của người thợ dệt. Bên cạnh đó, áo thun đồng phục may từ vải thun cotton 100% tuy có độ thấm hút mồ hôi cực tốt, chiếc áo này không phù hợp để sử dụng trong các hoạt động mạnh như chơi thể thao. Nếu người mang không bảo quản đúng cách, chiếc áo thun đồng phục càng dễ mốc và hư hỏng.
1.3 Chất liệu vải thun mè
Vải may đồng phục thun mè sở hữu kĩ thuật dệt đan đặc biệt. Bề mặt của áo thun đồng phục nổi bật với những lỗ nhỏ như hạt mè. Điều này tạo nên lợi thế thoáng khí tốt của chiếc áo, hạn chế được sự tích tụ mồ hôi và ẩm mốc. Các lựa chọn màu sắc của chất vải thun mè rất đa dạng và tính năng ít nếp nhăn, chất vải này là sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp.
Ở bảng 1 so sánh trên có sự khác biệt của vải thun mè và vải cotton 100%. Vải thun mè có thành phần chủ yếu là sợi PE tổng hợp, còn lại là các sợi nhân tạo khác.Vì thế, chất liệu này hoàn toàn không bị chảy xệ và mất form khi sử dụng nhiều. Mặt khác, với 97% sợi bông tự nhiên của chất liệu vải cotton, việc mất form sẽ xảy ra nếu giặt phơi nhiều lần.
Giá cả chất vải may đồng phục này thuộc phân khúc phải chăng. Tuy nhiên, nhược điểm từ chính chính thành phần này là khó bảo quản. Được làm từ sợi nhựa tổng hợp nên khi gặp nước nóng hoặc phơi dưới trời nắng ghắt, áo thun từ chất vải thun mè dễ co rút và bạc màu. Gilio khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp chỉ nên dùng để may quần áo thể thao, áo khoác hoặc áo team-building.
1.4 Vải thun lạnh
Những chiếc áo thun may từ chất vải thun lạnh đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Với thành phần chính là sợi Polyester, tạo cảm giác mềm mịn và mát lạnh khi mới mặc vào. Ngoài ra, chất vải may đồng phục này sở hữu độ co giãn tốt, đảm bảo độ bền cao trong quá trình sử dụng. Loại vải thun lạnh có khả năng thấm hút mồ hôi và độ thoát ẩm cao, tốc độ khô ráo nhanh hơn sau khi giặt. Tuy vậy, nếu mặc sản phẩm được làm từ vải thun lạnh lâu, bạn sẽ thấy khá nóng bức.
1.5 Vải thun su
Với giá thành khá thấp, chất vải thun su được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn nếu tài chính của họ hạn hẹp. Tuy nhiên, chất lượng của các sản phẩm từ chất liệu này khá ổn. Với tính năng 4 chiều co giãn, đảm bảo độ bền của áo thun đồng phục trong suốt quá trình sử dụng. Một chú ý là thun su có khả năng thoáng khí và hút ấm không cao, vì thế các sản phẩm không phù hợp khi may chất liệu này là các đồng phục thể thao, áo team-building,…để tránh gây sự bí bách và nóng nực cho người mặc.
1.6 Cotton lạnh
65% sợi cotton là thành phần chính cấu tạo nên chất liệu cotton lạnh, còn lại là sợi tổng hợp. Vì thế, áo đồng phục may từ chất liệu này có độ mát lạnh và thoáng khí tốt. Bề mặt vải có các sớ xéo nhuyễn, hạn chế bị nhăn khi giặt giữ nhiều lần. Đặc biệt, khả năng đẩy mồ hôi và ẩm ra ngoài không khí cao, sản phẩm được may từ chất liệu này mang lại sự thoáng mát, dễ chịu cho người mặc.
Một lưu ý cho khách hàng là loại vải may đồng phục này không chịu được nhiệt độ cao, vì thế đòi hỏi người mặc giặt giũ và phơi khô trong nhiệt độ dễ chịu, không quá nắng và không sấy quần áo. Kèm theo đó, loại vải này có giá thành khá cao, không phù hợp cho các cá nhân/doanh nghiệp mong muốn một sản phẩm áo đồng phục giá tốt.
1.7 Cotton tuyết
Vải cotton tuyết là một biến thể của vải cotton truyền thống, được biết đến với bề mặt mềm mại và cảm giác nhẹ nhàng như tuyết khi chạm vào. Với độ co giãn tốt, chất cotton tuyết phù hợp để may đồ đồng phục công sở ôm cho nữ với form dáng đẹp. Cộng nghệ dệt độc đáo với 2 mặt vải giống nhau, 1 sợi chìm và 1 sợi nổi giúp bề mặt vải có độ dày xốp và không bám bụi, bám lông.
Ở bảng 2 so sánh hai chất liệu cotton trên, chất cotton tuyết có lợi thế dễ dàng giặt ủi với bất cứ phương pháp nào. Tuy nhiên, có sự tương đồng giữa hai chất liệu này là giá thành cao và độ thấm hút mồ hôi thấp. Điều này khiến 2 chất liệu này hiếm được nhiều người lựa chọn.
2. Phân loại vải may đồng phục áo polo cá sấu
2.1 Chất liệu vải cá sấu Tici 65/35
65% cotton được sử dụng trong vải cá sấu Tici 65/35 tạo nên chất vải may đồng phục áo polo mềm mịn. Chất liệu này được đánh giá có độ thấm hút mồ hôi ổn, tuy nhiên độ bền không quá cao khiến cho chất liệu này cần được cân nhắc kĩ hơn. Mặc dù có sự đa dạng trong màu sắc, nếu giặt phơi không đúng cách, áo polo đồng phục vẫn sẽ bị bạc màu theo thời gian.
2.2 Vải cá sấu cotton 100%
Đây là một loại vải may đồng phục cao cấp được dệt từ sợi bông cotton hoàn toàn tự nhiên. Chính vì thế, độ thấm hút mồ hôi hoạt động tốt khiến người mặc không cảm thấy bị khó chịu khi sử dụng. Độ đứng form và dày dặn của áo polo được làm từ vải may đồng phục này là sự lựa chọn phù hợp nếu bạn sử dụng thường xuyên. Mặt trái của chất liệu này là độ bám mùi khá cao bởi thấm hút mồ hôi tốt. Kèm theo đó, chất vải dù khá giữ form nhưng vẫn bị phai màu theo thời gian sử dụng.
2.3 Chất liệu vải cá sấu Poly
Chất vải cá sấu Poly được dệt hoàn toàn bằng sợi nhân tạo Polyester theo công nghệ dệt Dri-fit hiện đại. Vải may đồng phục Poly có đặc điểm là không bị xù lông cùng độ đàn hồi tốt, đảm bảo chất lượng nếu sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, khả năng thoáng khí và hút ẩm nhanh làm nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người cần một loại vải vừa thẩm mỹ vừa tiện lợi.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vải cá sấu Poly là nó hút nhiệt tốt nên tạo cảm giác nóng bức cho người mang nếu hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, nếu giặt phơi không cẩn thận, vải có thể bị xước và cũ.
2.4 Vải cá sấu mè
Vải cá sấu mè là một loại vải thun đặc biệt, được biết đến với cấu trúc đan ngang độc đáo và hiệu ứng bề mặt nổi bật. Với đặc tính thoáng khí và thoát ẩm nhanh, vải cá sấu mè cung cấp sự thoải mái tối ưu khi vận động, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho quần áo đồng phục.
Ở bảng 3 so sánh vải, ta có thể thấy vải cá sấu mè mỏng hơn chất liệu vải cá sấu poly. Điều này tạo độ vượt trội và thoải mái hơn của vải cá sấu mè. Tuy nhiên, hai loại vải này đều có nhược điểm chung là ở độ hút nhiệt cao và chất vải dễ xước. Vì thế vải cá sấu mè không phù hợp sử dụng cho các hoạt động thể chất mạnh và hoạt động ngoài trời bởi sẽ không thoát ẩm kịp thời.
2.5 Vải cá sấu USA
Vải cá sấu USA, còn được gọi là Lacoste USA, là một loại vải thun cao cấp được ưa chuộng trong việc sản xuất áo polo đồng phục. Với tỷ lệ phần trăm khoảng 70% sợi cotton, 25% sợi polyester và 5% sợi spandex, vải cá sấu USA cung cấp độ thoáng khí tốt, đồng thời giữ cho sản phẩm không bị nhăn và dễ dàng bảo quản. Bề mặt vải mềm mịn và an toàn cho da, vải cá sấu USA là lựa chọn lý tưởng cho những người tìm kiếm sự thoải mái tối đa.
Ngoài ra, vải cá sấu USA còn được biết đến với khả năng thích ứng tốt với các phương pháp in ấn, cho phép tạo ra các thiết kế đa dạng và phức tạp mà không làm mất đi chất lượng của vải. Điều này làm cho vải cá sấu USA trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn kết hợp giữa chất lượng và thẩm mỹ trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khuyết điểm của loại vải này chính là tính bền màu kém khi giặt phơi dưới ánh nắng mặt trời.
2.6 Chất liệu cá sấu cà phê
Chất liệu độc đáo này được dệt theo công nghệ Hydroponic với 45% Charcoal Cafe, 50% Recycled PET và 5% spandex. Đặc điểm không xù lông xơ cùng độ dày và độ co dãn tốt, đây là chất liệu cần được nhiều người biết đến. Sử dụng công nghệ tân tiến nên chất vải này chống nhăn tốt. Đặc biệt, độc đáo hơn là khả năng kháng tia UV mới lạ. Tuy nhiên, điều này dẫn đến giá thành sản phẩm sản xuất từ loại vải này khá cao. So với các chất liệu trong bảng 3, mắt lưới của vải cá sấu cà phê nhỏ hơn. Cho thấy rằng độ hút ẩm và nhanh khô của chất vải này chỉ nằm ở mức ổn định.
2.7 Vải cá sấu cotton
Vải cá sấu cotton là một chất liệu vải may đồng phục phổ biến được đánh giá cao về độ mềm mại và thoáng khí. Đây là lựa chọn hàng đầu cho áo polo và đồng phục.
Ưu điểm của vải cá sấu cotton bao gồm:
- Mềm mại và thoáng mát: Sợi cotton tự nhiên mang lại cảm giác mềm mại và thoáng khí cho người mặc.
- Thấm hút mồ hôi: Khả năng hút ẩm cao giúp người mặc luôn cảm thấy khô thoáng, đặc biệt trong môi trường ngoài trời.
- Co giãn tốt: Độ đàn hồi của vải tạo cảm giác thoải mái, không gò bó, phù hợp với mọi hoạt động
Tuy vậy, khi nhìn vào bảng 4 so sánh các chất liệu vải lacoste dưới đây, nhược điểm khác biệt duy nhất của vải cá sấu cotton là khả năng khử mùi trung bình. So với các loại vải may đồng phục trong cùng bảng 4, mắt lưới của vải cá sấu cotton dù to hơn, nhưng mồ hôi khi khô sẽ vẫn còn bị ám mùi ở loại vải này.
2.8 Vải cá sấu pique
Vải cá sấu pique là một chất liệu vải thun nổi tiếng với cấu trúc đặc biệt, mang lại cảm giác thoải mái và phong cách cho người mặc. Với 65% sợi cotton, độ hút ẩm và thoáng khí tốt, đảm bảo cho người mang cảm giác dễ chịu và mát mẻ nhất. Bên cạnh đó, 5% sợi spandex tạo sản phẩm áo polo có độ co giãn cao, tạo độ bền bỉ lâu dài cho sản phẩm. Thành phần còn lại là polyester với 30% đảm bảo cho chiếc áo polo không bị co rút và mất form ban đầu.
Nhược điểm của loại vải cá sấu pique này nằm ở giá cả. Với công nghệ dệt hiện đại cùng tay nghề công nhân tỉ mỉ, mức giá cao là hoàn toàn tương xứng với chất lượng. Nhưng sẽ khó khăn trong việc tối ưu hóa chi phí của khách hàng.
3. Vải may áo sơ mi đồng phục công sở
3.1 Chất liệu kate silk
Vải kate silk được dệt từ 100% sợi Polyester. Vải may đồng phục này có đặc điểm chống nhăn tốt, không xơ lông, tạo cảm giác mềm mịn và thoải mái khi tiếp xúc với da. Một lưu ý là chỉ phù hợp sử dụng trong môi trường thoáng mát. Lý do bởi được làm hoàn toàn từ chất liệu sợi tổng hợp, người mặc sẽ cảm thấy nóng. Kèm theo đó độ thoáng khí và khả năng hút mồ hôi kém. Chất liệu này không được khuyến khích sử dụng trong các hoạt động ngoài trời hay đổ mồ hôi nhiều.
3.2 Chất vải kate mỹ
Kate Mỹ là vải tổng hợp giữa hai loại sợi polyester và sợi cotton. Đặc điểm của chất liệu này là bề mặt lông xơ nhẹ với sớ vải to, đường vân hiện rõ trên bề mặt. Nhìn vào bảng 5, có sự khác biệt ngay từ đầu của 3 loại vải. Trong khi vải kate silk với hoàn toàn là sợi polyester, vải kate mỹ được pha thêm 35% sợi cotton. Thành phần này đã ưu việt hơn so với chất liệu kate silk, cotton giúp sản phẩm thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt hơn, đảm bảo độ thoải mái của người mặc.
Tuy nhiên, nếu giặt phơi chất liệu này không cẩn thận, dẫn đến bị ẩm ướt, loại vải này sẽ dễ bị nấm mốc. Vì thế người tiêu dùng cần lưu ý để bảo quản sản phẩm tốt hơn.
3.3 Kate Ford
Vải Kate Ford, còn được biết đến với tên gọi vải ford hay ka tê phóc, là một loại vải công nghiệp phổ biến, bao gồm sợi celuloza và sợi nhân tạo PE. Với bề mặt mềm mịn cùng độ dày vừa phải, sản phẩm tạo từ chất liệu này mang lại cho người mặc cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Ưu điểm của vải Kate Ford là khả năng thấm hút mồ hôi xuất sắc, độ bền cao, và giữ form chuẩn. Giúp hạn chế tình trạng sản phẩm mới xài đã có dấu hiệu cũ và mất thẩm mỹ.
Tuy vậy, giá thành của chất liệu vải này cao hơn rất nhiều so với vải kate silk và kate ford khi nhìn vào bảng 5 trên. Do đó, chất liệu này chỉ phù hợp với những khách hàng có ngân sách tài chính tốt mới có thể tiếp cận và may chất liệu vải này.
3.4 Vải kaki 6535
Chất liệu kaki 6535 là sự pha trộn giữa 35% cotton và 65% polyester. Với độ dày vải vừa phải và sử dụng phương pháp dệt chéo thổi khí Tsudakoma, áo đồng phục được may từu chất liệu này đảm bảo độ thoáng khí cùng thấm hút mồ hôi rất tốt. Bên cạnh đó, ưu điểm về lớp vải dày tạo khả năng chống nắng tối ưu, phù hợp để may các loại đồng phục khác như đồng phục bảo hộ, tạp dề,…
Bề mặt vải mịn và trơn tay. Song, nếu dùng liên tục và giặt giũ thường xuyên, không thể tránh khỏi hiện tượng xù lông và bạc màu. Ngoài ra, khả năng kháng khuẩn trung bình đòi hỏi người mặc cần có hiểu biết về cách bảo quản sản phẩm được may từ loại vải này.
3.5 Vải kaki lụa ATC
Vải kaki lụa ATC là một sự kết hợp giữa sợi tự nhiên và 3 loại sợi tổng hợp, mang lại cảm giác mềm mại của lụa và độ bền của kaki. Ở bảng 6 dưới đây, có thể thấy sự khác nhau ở thành phần của 2 chất liệu kaki 6535 và kaki lụa ATC. Chất vải kaki lụa ATC có độ mềm mại hơn kaki 6535, phù hợp để may đồng phục công sở như quân tây, chân váy, vest,… Bên cạnh đó, bề mặt khó dễ bị nhăn hơn kaki 6535 là một lợi thế của chất liệu này.
Độ thấm hút ẩm và co giãn cao tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, giá thành cao là một nhược điểm của kaki lụa ATC, khiến chất liệu này chỉ có thể tiếp cận đến những khách hàng lớn. Nhưng chất lượng của chất vải thì vẫn có sự chảy xệ và bạc màu khi giặt phơi nhiều lần.
3.6 Vải kaki Pangrim Hàn CC
Vải kaki Pangrim Hàn CC với 50% sợi cotton mang lại cảm giác thoáng khí tốt. Áp dụng công nghệ đốt lông tiên tiến khiến bề mặt vải có độ nhám nhưng không hề bị xù lông xơ. Đặc điểm này phù hợp để may đồng phục bảo hộ, bếp, quần tây,…
Ở bảng 5 so sánh trên, vải kaki pangrim hàn cc có chất vải dày hơn so với 2 loại kaki còn lại. Đặc điểm này có ưu điểm là chống nắng tốt, nhưng khuyết điểm lại tạo cảm giác nóng bức cho người mặc. Kèm với đó là giá thành cao khiến chất liệu này không được ưa chuộng để may áo đồng phục so với các loại vải còn lại.
3.7 Chất liệu vải sợi tre
Vải sợi tre, một chất liệu vải độc đáo, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa sợi cellulose từ cây tre thành vải mềm mại. Đây là loại vải được đánh giá cao vì tính bền vững và thân thiện với môi trường. Vải sợi tre có khả năng thấm hút ẩm vượt trội, giúp người mặc cảm thấy thoáng mát và khô ráo. Ngoài ra, nó còn có tính năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn chặn mùi không mong muốn và duy trì cảm giác sạch sẽ lâu hơn.
Ưu điểm của vải sợi tre:
- Thấm hút ẩm cao: Giữ cho người mặc khô thoáng.
- Kháng khuẩn: Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và mùi.
- Thân thiện môi trường: Sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo.
Nhược điểm của vải sợi tre:
- Giá thành: Cao hơn so với các loại vải thông thường do quy trình sản xuất phức tạp.
- Co rút: Có thể co lại sau khi giặt nếu không được bảo quản đúng cách.
- Dễ nhăn: Cần phải ủi cẩn thận để giữ form dáng.
Vải sợi tre là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đề cao sự thoải mái và bảo vệ môi trường, nhưng cũng đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận để duy trì chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm.
3.8 Vải sợi chống nhăn
Chất liệu này được tạo ra nhằm thay thế vải sợi tre. Vì thế, loại vải sợi chống nhăn này có tính có các đặc điểm của vải sợi tre. Với chi phí giá thành thấp hơn, người tiêu dùng có thể mua và sử dụng để đáp ứng mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, khi so sánh hai chất liệu này, vải sợi chống nhăn không thân thiện với môi trường.
3.9 Kate Ý
Vải kate ý, một loại vải tổng hợp, được tạo ra từ sự pha trộn giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester. Chất liệu này được ưa chuộng bởi khả năng hút ẩm xuất sắc cùng với đặc tính mềm mại, nhẹ nhàng trên cơ thể, tạo điều kiện cho việc mặc và giữ gìn trở nên dễ dàng và thoải mái.
Ưu điểm:
- Thoáng mát: Sự kết hợp của cotton giúp vải có khả năng thấm hút tốt, phù hợp cho mùa hè và hoạt động ngoài trời.
- Bền màu và hạn chế nhăn: Sự có mặt của polyester trong cấu tạo vải góp phần làm tăng độ bền màu và giảm thiểu nếp nhăn, từ đó đơn giản hóa quá trình chăm sóc và làm sạch vải.
Khuyết điểm:
- Độ đàn hồi: Khả năng đàn hồi của vải kate ý không cao, có thể hạn chế sự linh hoạt trong vận động.
- Chi phí sản xuất: Do sử dụng công nghệ dệt tiên tiến và sợi vải chất lượng cao, giá của loại vải này có thể nhỉnh hơn so với các loại vải tổng hợp thông thường.
3.10 Linen Tưng
Vải linen tưng, một biến thể của vải linen truyền thống, được đánh giá cao về độ bền và sự mềm mại. Vải được làm từ sợi lanh tự nhiên tạo nên một bề mặt vô cùng mịn màng và dễ chịu khi chạm vào, đồng thời nó còn có tính năng hút ẩm và phân tán độ ẩm một cách hiệu quả, giúp người mặc luôn cảm thấy thoáng đãng và dễ chịu trong mọi hoàn cảnh.
Ưu điểm của vải linen tưng:
- Thấm hút tốt: Khả năng thấm hút mồ hôi và thoát ẩm nhanh chóng là điểm mạnh của vải này, làm tăng sự thoải mái cho người mặc.
- Mềm mại: Vải có bề mặt êm ái, không gây cảm giác thô ráp, phù hợp với cả làn da nhạy cảm.
- Nhẹ và khả năng thoáng khí tốt: trọng lượng không nặng và khả năng thông hơi tốt là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ngày hè oi bức, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người mặc.
Khuyết điểm của vải linen tưng:
- Chống nhăn thấp: Mặc dù có thể dễ dàng làm phẳng sau khi nhăn, lại có khuynh hướng bị nhăn một cách nhanh chóng, yêu cầu người dùng phải chú ý đặc biệt trong quá trình giặt giũ và cất giữ.
- Đàn hồi khá kém: Loại vải này cũng không có sự đàn hồi cao như các loại vải khác, có thể tạo ra một số hạn chế trong việc di chuyển cho người mặc.
Trên đây là bộ sưu tập những loại vải may đồng phục chất lượng, bền bỉ mà các cá nhân, doanh nghiệp được khuyến khích lựa chọn. Mỗi chất vải đều có những ưu diểm và khuyết điểm, hy vọng bạn có thể tìm được chất liệu phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Đừng quên liên hệ với Gilio Uniform – đơn vị chuyên may đồng phục với vải may cao cấp để nhận được tư vấn miễn phí nhé!